Nổi mụn trên da là vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải, không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế không ít trường hợp nổi mụn nhiều trong thời gian dài, người bệnh dù áp dụng nhiều cách chữa trị nhưng không đạt hiệu quả tốt. Nguyên nhân thường do điều trị chưa đúng nguyên nhân gốc rễ. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn và thường có nguyên nhân do đâu, mời bạn tham khảo bài viết này nhé!
1. Mụn hình thành như thế nào?
Mụn thông thường hình thành là kết quả của quá trình bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, da chết,… tích tụ trên da. Ngoài ra, mụn bọc mủ hình thành là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, do đó mụn chứa nhiều mủ gây viêm đau nghiêm trọng hơn.
Dựa trên đặc điểm và nguyên nhân hình thành, mụn được chia thành nhiều loại như: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm,… Nhiều người cho rằng, nổi mụn trên mặt chủ yếu do nội tiết tố, môi trường ô nhiễm cùng với việc vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mặt nổi mụn ở các vị trí khác nhau trên mặt còn phản ánh những bệnh lý tương ứng.
Dựa trên đặc điểm này, bản đồ mụn được xây dựng, phân thành từng vùng má, tai, trán, mũi, cằm,… có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đây, người bệnh có thể tìm ra nguyên nhân dẫn tới nổi mụn trên mặt và điều trị đem lại hiệu quả triệt để, lâu dài hơn.
2. Bác sĩ tư vấn: Vị trí nổi mụn nói lên điều gì?
Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe? Những vị trí nổi mụn trên mặt cụ thể dưới đây đang cảnh báo vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận cơ thể tương ứng sau:
2.1. Mụn mọc ở má
Má là vị trí có diện tích lớn, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thói quen đeo khẩu trang, đưa tay lên mặt,… Do đó, mụn mọc ở má khá thường gặp, ngoài nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu và môi trường trên, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan, gan yếu,…
Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc của cơ thể cũng bị suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân gây mụn. Với tình trạng này, các chuyên gia da liễu khuyên những người đang bị mọc nhiều mụn ở má nên:
- Bổ sung tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ thải độc gan như: bí đao, dưa chuột, khổ qua,…
- Hạn chế thức uống có cồn hoặc thức uống chứa chất kích thích khiến gan quá tải như: cà phê, rượu, bia,…
Ngoài nguyên nhân liên quan đến gan, có những trường hợp mọc mụn nhiều bên má phải liên quan đến vấn đề sức khỏe ở phổi. Đây có thể là kết quả của quá trình dài tiêu thụ thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Để khắc phục tình trạng này¸ người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế đồ ăn ngọt và nên tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu với không khí trong lành để làm sạch phổi.

2.2. Mụn mọc ở cằm
Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.
Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là những vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn. Để hạn chế tình trạng mọc mụn ở má trái, các chuyên gia da liễu khuyên:
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia,rượu hoặc cà phê.
- Bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột và bí đao,…
Tất nhiên, vi khuẩn và bụi bẩn vẫn là những nguyên nhân bên ngoài khiến cho mụn mọc nhiều trên má phải. Nhưng nếu xét theo Face Mapping thì những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo liên quan tới sức khỏe của phổi. Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ thuốc lá với số lượng vượt mức cho phép. Để hạn chế mụn mọc ở má phải:
- Sử dụng một số thực phẩm như cà chua, táo và tỏi,…
- Hạn chế ăn vào đồ ngọt như kẹo, bánh, trà sữa,…
- Bỏ hút thuốc lá. Thói quen này khó có thể bỏ được ngay nhưng hãy cố gắng hết sức để giảm dần và cai hẳn.
- Hãy luyện thói quen dậy sớm để thư giãn với không khí trong lành. Điều này rất tốt cho phổi bởi nó bơm thêm một lượng không khí sạch giúp phổi được hoạt động tốt hơn.
2.3. Mụn mọc ở quanh miệng
Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất như: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,… Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dễ mọc mụn quanh vùng miệng hơn.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử khắc phục bằng các biện pháp sau:
- Chế biến dạng hấp, luộc cho các món ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối hoặc đường.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.
- Tăng cường các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn quá no với quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa vào bữa tối
Cần cẩn thận nếu mụn mọc quanh miệng là mụn đinh râu, rất có thể chức năng ruột và gan của người bệnh đang có vấn đề. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
2.4. Mụn mọc trên mũi
Mụn mọc trên mũi thường là mụn đầu đen với các đốm đen li ti, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ gây nhiều đau đớn. Trong bản đồ mụn trên mặt, vị trí mọc mụn này có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi, tuy nhiên hầu hết thường không quá nghiêm trọng. Vị trí mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn.
Tuy nhiên nếu đầu mũi đột nhiên hình thành nhiều ổ mụn sưng tấy, kéo dài dai dẳng hoặc nổi lên liên tục thì nên đi khám để xác định có vấn đề với phổi hay tim hay không. Khi gặp phải tình trạng mụn này, hãy thử các biện pháp cải thiện sau:
- Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh Omega-3 từ các loại hạt và cá béo.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Đo huyết áp, tim mạch thường xuyên.
- Hạn chế thực phẩm lên men, thức ăn cay nóng.
2.5. Mụn ở trán
Bị mụn ở trán được cho là hệ quả khi cơ thể bạn tích tụ nhiều độc tố. Chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt cùng với những căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần là nguyên nhân chính khiến cho vùng trán mọc nhiều mụn. Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn kèm theo những triệu chứng hay dấu hiệu khác khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… Người mọc mụn ở trán cũng cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng. Cách hạn chế mụn mọc ở trán cũng tương tự như cách hạn chế mụn mọc ở vùng má, đó là:
- Sử dụng một số thảo dược mát gan như trà râu ngô, hạt sen,… uống hàng ngày thay cho nước lọc.
- Không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Ăn nhiều rau của màu xanh sẽ tốt cho hệ tiêu hóa như rau cải, súp lơ xanh,…
- Hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu, coffee và các chất kích thích khác.
2.6. Mụn mọc ở tai
Trường hợp này có thể do thận của bạn đang có vấn đề. Nguyên nhân đến từ việc uống quá ít nước, hoặc dùng quá nhiều cà phê hoặc muối. Do đó hãy hình thành thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế những thực phẩm kể trên để giúp thận luôn khỏe mạnh, hạn chế mọc mụn.
Dù cho bạn đang gặp phải vấn đề gì thì cũng nên nhớ hãy thật thư giãn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Như vậy qua bài viết này, KIM NGAN Beauty Care đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí nổi mụn nói lên điều gì và cách khắc phục với từng trường hợp. Nếu có các dấu hiệu nổi mụn tương tự, kéo dài và nghi ngờ có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.