Những loại mụn không nên nặn

Những chiếc mụn sưng đỏ xấu xí xuất hiện, nhiều người thường có thói quen nặn để loại bỏ ngay lập tức. tuy nhiên không phải mụn nào cũng có thể nặn vì vậy các bác sỹ da liễu đều khuyến cáo đối những nốt sưng và mụn mọc trên da, không nên dùng tay sờ nắn hay cậy mụn là cách tốt nhất để tránh làm nhiễm trùng, để lại sẹo. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những loại mụn không nên nặn.

1. Những loại mụn không nên nặn

  • Lông mọc ngược

Lông mọc ngược là tình trạng sợi lông bị mắc kẹt ở dưới bề mặt da, không mọc lên mọc như bình thường, tạo thành những mụn đỏ trên bề mặt, gây ngứa và viêm. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhíp hoặc dùng tay để nhổ . Việc nặn chúng đặc biệt khi tay chưa được vệ sinh sẽ gây ra tình trạng viêm và kích ứng nặng hơn, vết đỏ có thể kéo dài tới hàng tháng. Thay vì vậy những chiếc lông này lên, hãy sử dụng thuốc bôi hydrocortisone. Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm đỏ, ngứa, và kích ứng. Ngoài ra nên rửa sạch vùng da này bằng kem hoặc sữa rửa mặt tẩy tế bào chết để giúp sợi lông có thể nhanh chóng thoát khỏi bề mặt da.

  • Mụn rộp, mụn nước

Nặn các mụn rộp bằng tay có thể sẽ gây xuất hiện 1 vết khác tương tự ở ngay cạnh vết đã nặn bởi trong những mụn nước này có chưa virus có thể dễ dàng lây lan sang các vùng lân cận. Thay vì xử gọn bằng tay, hãy sử dụng thuốc bôi để giúp các vết mụn rộp này biến mất. tuy nhiên nếu những vết rộp này mọc thường xuyên hoặc bị lan rộng sang vùng bên thì nên đi khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra nên tránh tiếp xúc thân mật với người khác cho tới khi vết mụn này biến mất hẳn để tránh làm lây lan thêm.

Mụn rộp, mụn nước là những loại mụn không nên nặn, hãy sử dụng thuốc bôi để chúng biến mất

  • Mụn thịt

Mụn thịt không gây sưng tấy, đỏ hay đau đớn mà chỉ nổi trên bề mặt da. Mụn thịt xuất hiện không phải do bụi bẩn, chất nhờn hay viêm da. Chúng là 1 dạng u nang nhỏ, không gây nguy hiểm. Vì vậy không được tự ý nặn mụn, sẽ khiến da bị sưng đỏ, kích ứng mà mụn vẫn “còn nguyên”.

Mụn thịt sẽ tự hết. tuy nhiên nếu tình trạng trên mặt xuất hiện nhiều mụn thịt sẽ làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên khuôn mặt, vì vậy nếu cần thiết, hay đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ da liễu để loại bỏ chúng bằng dụng cụ chuyên dụng. ngoài ra có thể loại bỏ mụn thịt bằng cách sử dụng thuốc dạng kem bôi retinoid – đây là loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giúp làm mềm mụn nhanh hơn

  • Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông còn được gọi là da gà, xuất hiện do sự tích tụ của keratin,protein giúp bảo vệ da, tóc và móng tay khỏi nhiễm trùng và độc tố môi trường gây hại khác.

Khi keratin bị tích tụ sẽ tạo thành nút gây bít tắc nang lông. Nếu cố tình nặn sẽ làm tổn thương da, gây sưng đỏ, để lại sẹo.

Cách xử lý khi gặp phải mụn này là sử dụng chất tẩy da chết hóa học có axit salicylic hoặc dùng axit glycolic để làm dịu nốt viêm, làm mềm mụn.

Hoặc gặp bác sĩ da liễu để xử lý. Có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài da tretinoin để tẩy tế bào chết vùng da và laser nếu đỏ da.

  • Mụn đầu đen

Mụn đầu đen cũng giống như mụn đầu trắng, bị tắc nghẽn lại ở lỗ chân lông bởi chất dầu. khi chất dầu đã bị oxi hóa do tiếp xúc với không khí sẽ biến đổi đổi thành màu đen hoặc màu nâu. Nếu lấy tay nặn sẽ khiến vi khuẩn càng được “đà” xâm nhập sâu vào trong và gây tổn thương da. Ngoài ra mụn đầu đen để nguyên sẽ không gây sưng, chỉ gây ra những nốt chấm đen làm giảm tính thẩm mỹ trên khuôn mặt, thường mọc nhiều ở đầu mũi.

Để xử lý những mụn đầu đen này, sử dụng axit salicylic và retinol. Đây là những chất giúp tẩy tế bào da chết, thúc đẩy làm thay mới tế bào, ngăn ngừa các tế bào da đã chết tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra có thể sử dụng sữa rửa mặt tẩy da chết cũng hiệu quả trong loại bỏ mụn đầu đen trên bề mặt, giúp làn da tươi sáng.

  • Mụn trứng cá dạng nang

Mụn trứng cá dạng nang thường ẩn mình rất sâu trong da, tạo thành một nốt đỏ, sưng tấy, không chỉ gây đau mà còn khó điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Tình trạng viêm da đi kèm với mụn trứng cá dạng nang có thể gây cản trở quá trình chữa lành và thường dẫn đến để lại sẹo vĩnh viễn

Việc nặn mụn cũng không giúp tình trạng tốt hơn. Nang trứng cá nằm ở sâu dưới da không thể cậy, nếu cố tình nặn mụn sẽ càng sưng tấy, nổi đỏ hơn. vì vậy thay vì cố gắng nặn mụn thì hãy đặt hẹn với bác sĩ da liễu, để được điều trị tốt nhất. Bác sĩ có thể tiêm cortisone để giúp làm hết sưng ngay lập tức giảm nguy cơ để lại sẹo.

  • Mụn đầu trắng

Đây là loại mụn thường xuất hiện nhiều nhất. triệu chứng ban đầu là vùng da viêm bị sưng tấy, hơi đỏ, to nhanh theo thời gian, gây đau ngay khi mới nhú. Trên đầu nốt mụn xuất hiện màu trắng khu trú của vi khuẩn gây mụn. đây là dịch bao gồm hỗn hợp của vi khuẩn, dầu và tế bào da. Khi bị mụn đầu trắng, tốt nhất nên để im để chúng “phát triển” cho tới hết mức. Đến 1 mức độ nhất định, chúng sẽ tự “vỡ” ra. lúc này có thể sử dụng tay đã được vệ sinh sạch sẽ và bông để thấm dịch hỗn hợp này nhẹ nhàng.

  • U mỡ

U mỡ là một khối mỡ xuất hiện dưới da, có thể sờ thấy giống như mụn bọc. U mỡ không phải ung thư và thường vô hại, chúng có thể gây ra đau nếu phát triển quá lớn.

Việc nặn mụn không làm cho tình trạng tốt lên mà còn khiến chúng có nguy cơ sưng tấy, nổi đỏ

2. Những vị trí mụn không nên nặn

Nếu thấy mụn xuất hiện ở những vùng nhạy cảm như chóp mũi, khóe mắt, “vùng tam giác” bao gồm trên môi, cằm, mép,.. thì không nên nặn mụn bởi đây là các khu vực này có chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng, nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây tổn thương đến làn da nhạy cảm, gây đau đớn, thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gây méo miệng,…

Tốt nhất nên chăm sóc mụn để mụn xẹp dần, chín hẳn rồi mới lấy nhân, không nên nặn khi mụn còn chưa chín. có thể tham khảo dùng những sản phẩm đặc trị mụn theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.

5/5 - (1 bình chọn)