Mụn nội tiết là một trong những bệnh lý ngoài da rất phổ biến liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mặc dù mụn nội tiết tố không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Cùng KIM NGÂN tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết về mụn nội tiết để có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả tình trạng này nhé!
Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết là loại mụn liên quan đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi đột ngột các hormone có thể xuất hiện tình trạng nổi mụn trên da. Khi hormone tiết ra nhiều dẫn tới da bị nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên mụn nội tiết tố.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của mụn nội tiết, đặc biệt là các bạn trẻ đang ở trong độ tuổi dậy thì. Theo các số liệu thống kê, nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị mụn do rối loạn nội tiết cao hơn so với nam giới. Hai giai đoạn gây ra mụn chủ yếu đó là khi nữ giới bước vào chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ phụ nữ mãn kinh. Bởi vì lúc này cơ thể khó kiểm soát được sự cân bằng của hormone, do vậy mụn hình thành trên gương mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể, ví dụ: ngực, lưng,…
Mặc dù không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng chúng ta vẫn nên theo dõi và điều trị tình trạng mụn do rối loạn nội tiết. Thông thường, mụn sẽ lên ồ ạt, gây mất thẩm mỹ trên gương mặt. Đồng thời, rất nhiều người đánh mất sự tự tin vì những nốt mụn xuất hiện trên mặt, lưng hoặc ngực.
Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị mụn nội tiết
Để điều trị dứt điểm tình trạng mụn, chúng ta cần xác định được nguyên nhân chính gây bệnh. Việc điều trị mụn cũng vậy, có khá nhiều lý do dẫn đến việc mụn hình thành. Tùy từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.
Vậy chúng ta có thể phát hiện tình trạng mụn nội tiết qua những dấu hiệu như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, đừng bỏ qua một số dấu hiệu điển hình dưới đây nhé!
Nhiều mụn ở vùng cằm và xương hàm
Một trong những dấu hiệu điển hình khi bị mụn do rối loạn nội tiết đó là mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng cằm và xương hàm. Các nốt mụn lên khá dày và tình trạng trên kéo dài liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm.
Các bác sĩ cho biết, người bị mụn do nội tiết có nhiều mụn ở cằm, xương hàm là do lượng hormone cơ thể sản sinh ra quá nhiều. Chúng là nguyên nhân khiến tuyến dầu ở cằm, xương hàm hoạt động mạnh hơn bình thường và gây mụn bọc, mụn mủ,… Nếu phát hiện tình trạng này, bạn nên chủ động chăm sóc da cẩn thận và đi khám khi mụn quá nghiêm trọng nhé.
Thường xuyên bị mụn bọc, mụn mủ
Mụn do rối loạn nội tiết tố thường là mụn bọc, mụn mủ thay vì các dạng mụn đầu đen, mụn ẩn. Những đặc điểm điển hình khi bị mụn nội tiết đó là nốt mụn hay bị sưng khá to và đỏ. Đồng thời, chúng rất hay xuất hiện ở cùng một vị trí khiến bạn vô cùng tự ti, không muốn để lộ vùng da này.
Thực tế, mụn do rối loạn nội tiết rất khó chăm sóc và điều trị. Nếu không biết cách chăm sóc da, sử dụng những sản phẩm không phù hợp, tình trạng da ngày càng tệ hơn. Chính vì thế mọi người nên đi khám nếu như mụn viêm quá nặng.
Nổi nhiều mụn khi đã qua tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh
Mụn do nội tiết không chỉ xuất hiện ở các bạn trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mãn kinh mà xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi bạn đang 20 – 30 tuổi. Ở độ tuổi 20, tỷ lệ người bị mụn vì nội tiết khá cao, nguyên nhân là vì đây là thời điểm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất và rất dễ gây mụn viêm, mụn bọc,…
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn người phụ nữ mang thai và sinh em bé, cơ thể của họ sẽ đối mặt với sự thay đổi của hormone, có thể gây tình trạng rối loạn nội tiết.
Dễ nổi mụn mỗi khi stress
Nếu bạn hay nổi mụn khi tâm lý căng thẳng, áp lực thì bạn đang đối mặt với tình trạng mụn nội tiết. Các bác sĩ cho biết khi tinh thần căng thẳng, áp lực do công việc, học tập hoặc cuộc sống, cơ thể thường sản sinh ra hormone cortisol. Đây là một dạng hormone có thể kích thích sự phát triển của mụn viêm, mụn bọc nghiêm trọng.
Mụn nội tiết có thể điều trị dứt điểm hay không?
Nhiều bạn lo lắng không biết liệu tình trạng mụn do rối loạn nội tiết có thể điều trị hay không? Đối với những bạn bị mụn nặng, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, mọi người nên đi khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là sử dụng thuốc để cân bằng nội tiết, giảm tiết dầu và hạn chế mụn hình thành.
Các loại thuốc có tác dụng chống Androgen thường được ưu tiên sử dụng để điều trị mụn do rối loạn nội tiết, đặc biệt phù hợp với các bạn nam. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc có thành phần ethinylestradiol để điều trị các vấn đề mụn nội tiết. Một số dạng thuốc bôi có nguồn gốc từ vitamin A cũng đem lại hiệu quả rõ rệt đối với bệnh nhân bị mụn do rối loạn nội tiết tố.
Chế độ chăm sóc da dành cho người bị mụn
Bên cạnh chữa trị bằng thuốc kê toa, mọi người nên kết hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, tập trung vào bước làm sạch nhé! Như vậy, hiệu quả điều trị sẽ gia tăng rõ rệt, tình trạng mụn sớm được cải thiện.
Tốt nhất trong thời gian điều trị, bạn hạn chế tối đa việc trang điểm để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Mọi người có xu hướng trang điểm để che đi nốt mụn mà bỏ qua bước tẩy trang, làm sạch da mặt. Chính vì thế tình trạng mụn mãi vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Đặc biệt, bạn nên lưu ý chống nắng cẩn thận cho da, nhất là những vùng đang bị mụn nặng. Lúc này, làn da khá nhạy cảm và dễ bắt nắng, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da.
Lưu ý khi trị mụn nội tiết
- Hạn chế trang điểm. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì bạn nên sử dụng loại mỹ phẩm không chứa dầu, không gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, cần tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm để tránh phát sinh mụn ẩn cũng như tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ.
- Tránh ra nắng. Nhất là trong khoảng thời gian 10–16 giờ. Bôi kem chống nắng hàng ngày bất kể thời tiết nắng hay mưa.
- Ngủ sớm và đủ giấc Điều này giúp da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc diễn ra tự nhiên.
- Bổ sung thực phẩm. Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B, kẽm, chất xơ… vào thực đơn hàng ngày. Việc làm này nhằm dưỡng da khỏe mạnh và chống lão hóa. Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè vằng, trà atiso…
- Uống nhiều nước (từ 1,5–2 lít/ngày) để quá trình hydrat hóa da diễn ra bình thường.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ mụn nội tiết là gì, cũng như dấu hiệu nhận biết và các lưu ý khi điều trị mụn nội tiết. Mong rằng qua bài viết sau sẽ giúp bạn thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh, kết hợp với các phương pháp trị mụn nêu trên, từ đó giúp bạn sớm sở hữu một làn da mịn màng, và tràn đầy sức sống!