Mụn là tình trạng rất thường gặp ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng khác nhau và hầu hết ai cũng từng bị mụn. Mụn dưới cằm có rất nhiều loại với nhiều tình trạng nặng nhẹ khác nhau và tương ứng với mỗi loại sẽ có cách điều trị khác nhau. Vậy nguyên nhân và cách điều trị mụn dưới cằm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của KIM NGÂN nhé!
Tình trạng mụn dưới cằm là mụn gì?
Mụn trứng cá xuất hiện khi các nang lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và dầu thừa, bụi bẩn. Chính những vi khuẩn, bụi bẩn này tạo ra mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Vi khuẩn sống trên da cũng có thể lây nhiễm ở các lỗ chân lông, gây ra mụn nhọt, u nang, nốt sần, đỏ viêm.
Một nghiên cứu quốc tế năm 2015 được công bố trên Tạp chí của Học viện Da liễu Châu Âu cũng cho thấy má, cằm và hàm là những khu vực dễ xuất hiện mụn trứng cá nhất ở phụ nữ. Nghiên cứu cũng báo cáo rằng 90% phụ nữ bị mụn trứng cá ở nhiều vùng trên khuôn mặt, đặc biệt vùng dưới cằm, quai hàm.
Nguyên nhân nổi mụn dưới cằm
Có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở cằm:
1. Rối loạn nội tiết tố
- Thời kỳ dậy thì cơ thể có sự thay đổi rõ nét về hormone sinh trưởng. Thời điểm này khiến da tiết dầu nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và hình thành mụn.
- Từ 20 – 29 tuổi là giai đoạn mụn do nội tiết tố phát triển nhiều nhất.
- Từ 40 – 49 tuổi, tỷ lệ bị mụn nội tiết sẽ giảm một nửa so với trước đó.
- Vào thời điểm có kinh hay mang thai, nồng độ hormone tăng giảm thất thường cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn ở cằm trỗi dậy. Mụn hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tự biến mất nhưng cũng có thể để lại hậu quả khôn lường cho da.
2. Do rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân gây mụn ở cằm. Mất ngủ hoặc thiếu ngủ làm cơ thể giải phóng hormone cortisol – loại hormone khiến da giảm tổng hợp collagen. Dần dần, thói quen này phá vỡ sự điều tiết của da khiến da trở nên thiếu sức sống và nổi mụn. Thiếu ngủ không chỉ khiến cho mụn bùng phát mà da còn sần sùi, sẫm màu, dễ bị sạm nám và cháy nắng hơn.
3. Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Đây là hoạt chất có tác dụng làm thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ và khiến cơ thể lầm tưởng đang mang thai. Từ đó ngừng kích thích rụng trứng và làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này rất tốt cho việc tránh thai, tuy nhiên sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn do nội tiết tố. Thậm chí, một số người còn nổi mụn bọc, hình thành u nang ở cằm, má, mưng mủ và tạo thành ổ viêm nhiễm nặng…
4. Do đắp mặt nạ không đúng cách
Sau khi đắp mặt nạ, da dễ bí bách do ứ trệ không khí. Da cũng giữ lại lượng dầu và mồ hôi tiết ra, hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo ra mụn trên cằm.
5. Dị ứng với mỹ phẩm khiến nổi mụn dưới cằm
Hiện nay, nhiều người đã ham rẻ mà tin dùng những sản phẩm kém chất lượng. Việc dùng mỹ phẩm có chất lượng thấp, xuất xứ không rõ ràng sẽ khiến làn da của bạn đối mặt với nguy cơ bị kích ứng rất cao. Từ đó, có thể khiến da dễ bị đỏ rát và nổi nhiều loại mụn và nổi mụn ở cằm cũng không phải là loại lệ.
Biện pháp điều trị mụn dưới cằm
- Làm sạch da mặt đúng cách: sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với loại da để tránh tình trạng da nhờn rít sau khi rửa mặt, hạn chế viêm mụn trứng cá.
- Chăm sóc da với retinoids – có nguồn gốc từ vitamin A, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn dưới cằm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tretinoin chỉ sử dụng cho tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng và không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ cay nóng, ngủ đủ giấc, uống đủ nước… giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp làn da sáng khỏe từ bên trong.
- Không nên tác động cơ học đến làn da: cụ thể hạn chế thói quen cậy, nặn mụn không đúng cách có thể làm mụn lây lan sang những vị trí khác hoặc tái đi tái lại ở khu vực viền hàm, cằm… gây khó khăn trong việc điều trị.
Những lưu ý khi trị mụn nội tiết ở cằm
Sau đây là vài lưu ý khi điều trị mụn nội tiết ở cằm:
- Chỉ rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Rửa mặt thường xuyên có thể gây kích ứng mụn trứng cá.
- Chà xát bề mặt da quá nhiều bằng chất tẩy rửa mạnh, xơ mướp… gây tổn thương da mặt.
- Tuyệt đối không tự nặn mụn: điều này có thể gây viêm và để lại sẹo.
- Không để khô da: tránh sử dụng sản phẩm chứa cồn,
- Đừng quên tẩy trang cho da: không đi ngủ khi còn lớp trang điểm trên da và luôn rửa mặt sạch sẽ trước khi ngủ.
- Không thử phương pháp điều trị mới mỗi tuần: thuốc trị mụn hoặc liệu trình chăm sóc da mới sẽ cần vài tuần để phát huy tác dụng.
Tóm lại, mỗi người chúng ta sẽ có khả năng bị mụn dưới cằm vào một khoảng thời gian nào đó trong đời vì đây là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thêm các kiến thức về nguyên nhân gây mụn dưới cằm và cách điều trị. Và hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mụn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.