Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc để sở hữu làn da khoẻ mạnh và mịn màng. Tẩy da chết là bước chăm sóc da cơ bản và cần thiết cho sức khỏe làn da, vậy nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần?
Cùng KIM NGÂN tìm hiểu những lưu ý khi tẩy tế bào chết và lời giải đáp nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần?
Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần sẽ còn phụ thuộc vào loại da của mỗi người và phương pháp tẩy da chết:
- Da thường: Bạn nên tẩy tế bào chết cho cơ thể 1-2 lần mỗi tuần để giúp da loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Da nhờn: Những người có làn da dầu có thể tẩy tế bào chết với tần suất nhiều hơn so với những người có làn da khô hoặc da thường, giúp ngăn ngừa sự tích tụ dầu thừa.
- Da nhạy cảm: Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần với da nhạy cảm? Nếu da của bạn đặc biệt nhạy cảm, bạn có thể không cần tẩy tế bào chết.
Ngoài ra, việc nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần còn tùy thuộc một số yếu tố khác như:
- Tuổi tác
- Độ ẩm của da
- Màu da
- Tình trạng dày sừng và tế bào chết ở da
- Thời tiết
Tẩy da chết có thể giúp cho làn da trông khỏe mạnh hơn nếu bạn thực hiện đúng cách. Bạn cần lưu ý rằng da có thể trở nên khô hơn, độ ẩm giảm đi theo thời gian. Vì vậy, cần chọn sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn các phương pháp vật lý mài mòn khác cho da mỏng và khô.
Lưu ý, phương pháp tẩy da chết càng mạnh thì tần suất thực hiện càng ít. Cẩn thận không tẩy tế bào chết quá nhiều, vì điều này có thể dẫn đến da bị đỏ và kích ứng.
Một số cách tẩy tế bào chết body
Việc nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần còn phụ thuộc vào phương pháp tẩy tế bào chết. Hiện nay, có hai cách tẩy tế bào chết cho da chủ yếu: tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hoá học:
Tẩy tế bào chết vật lý
Là phương pháp tẩy tế bào chết bằng đá mài hoặc bàn chải khô. Những công cụ này giúp loại bỏ da chết khỏi bề mặt khi bạn chà lên da. Chính vì sử dụng lực cơ học để lấy đi các tế bào da chết nên phương pháp này nếu lạm dụng có thể làm tổn thương các tế bào da.
Tẩy tế bào chết hóa học
Là phương pháp sử dụng các sản phẩm có chứa các hoạt chất như:
- Axit alpha hydroxy hòa tan trong nước (AHA) như axit glycolic
- Axit beta hydroxy hòa tan trong dầu (BHA) như axit salicylic
- Retinols
Những sản phẩm có chứa các AHA và BHA có tác dụng loại bỏ tế bào chết nhờ cơ chế phá vỡ các liên kết giữa các tế bào da. Retinols làm tăng thời gian luân chuyển tế bào và tạo ra quá trình tẩy da chết trên da.
Các sản phẩm trên có xu hướng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn so với cách tẩy tế bào chết vật lý. Tuy vậy, các hoá chất trên cũng có thể gây kích ứng nếu sử dụng không đúng cách.
Lưu ý rằng bạn chỉ cần sử dụng một loại tẩy tế bào chết tại một thời điểm là đủ, để tránh nguy cơ lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da hoặc tẩy tế bào chết quá mức.
Những lưu ý khi tẩy tế bào chết body
Bên cạnh chú ý nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Các sản phẩm chăm sóc da
Một số loại sản phẩm có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn hoặc bong tróc, như thuốc bôi retinoid hoặc sản phẩm có chứa retinol, benzoyl peroxide. Nếu bạn tẩy tế bào chết trong khi sử dụng các sản phẩm này, da có thể trở nên khô nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí gây ra mụn trứng cá.
Chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp với loại da của bạn
Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần và phương pháp nào phù hợp với da bạn đều là yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ làn da tổng thể:
- Với làn da khô, nhạy cảm hoặc dễ bị mụn trứng cá: Bạn chỉ nên dùng khăn sạch để tắm và tẩy tế bào chết hóa học nhẹ, vì tẩy da chết vật lý có thể gây kích ứng quá mức cho loại da này.
- Những người có da dầu: Bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị hóa học mạnh hơn hoặc tẩy da chết vật lý. Lưu ý nên tránh tẩy da chết vật lý hoặc hóa học mạnh nếu da bạn tối màu hoặc có các đốm đen xuất hiện trên da sau khi bị bỏng, côn trùng cắn hoặc mụn trứng cá.
- Những người có tông màu da tối hơn: Tẩy da chết hoá học có ưu thế hơn tẩy tế bào chết vật lý. Tuy nhiên khi sử dụng cần lựa chọn loại có nồng độ các chất tẩy tế bào chết phù hợp vì các phương pháp tẩy da chết mạnh có thể dẫn đến các đốm đen trên da.
- Những người bị dày sừng nang lông: Nên kết hợp cả tẩy tế bào chết vật lý lẫn tẩy tế bào chết hoá học để giúp lấy đi các tế bào da chết và tình trạng dày sừng.
Nhẹ nhàng với làn da
Khi sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý, bạn nên:
- Thoa sản phẩm nhẹ nhàng theo chuyển động tròn nhỏ và thực hiện trong khoảng 30 – 60 giây.
- Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Luôn thoa kem dưỡng ẩm ở bước cuối để cân bằng lại độ ẩm, bởi tẩy tế bào chết có thể làm khô da.
- Không tẩy tế bào chết nếu bạn có vết cắt, vết thương hở hay da bị cháy nắng.
Hướng dẫn tẩy tế bào chết body
Tế bào da chết có thể tích tụ ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bạn có thể tập trung tẩy da chết ở những khu vực có xu hướng khô hơn:
- Đầu gối
- Khuỷu tay
- Chân
- Đùi
- Mông
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch cơ thể với nước
- Bước 2: Lấy sản phẩm tẩy tế bào chết và nhẹ nhàng chà xát lên da theo chuyển động tròn
- Bước 3: Rửa sạch da
- Bước 4: Thoa kem dưỡng da trực tiếp cho da sau đó
Đối với những vùng da khó thực hiện hơn như bàn chân, gót chân, bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết kết hợp với đá mài để tăng tính hiệu quả. Nếu có bất kỳ phản ứng kích thích nào, hãy để cơ thể nghỉ ngơi trong vài ngày và ngưng tẩy tế bào chết cho da.
Một điều không thể quên sau khi sử dụng tẩy tế bào chết body
Sau khi tẩy da chết cho body, da mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên của cơ thể, cho nên việc bổ sung dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó việc bổ sung chống nắng body là không thể thiếu để giúp cho làn da chống lại các tác hại từ ánh sáng mặt trời, hạn chế hình thành da chết và các đốm sắc tố trên da.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã được giải đáp nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần. Chọn được phương pháp và sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với da của mình sẽ giúp bạn có được làn da khỏe mạnh và tươi tắn như ý muốn.