Da mặt bị ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người nhất là những người có làn da nhạy cảm. Tình trạng này xuất hiện do cả nguyên nhân bên ngoài và cả nguyên nhân bên trong. Ngứa khiến da bị mẩn đỏ, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy cần làm gì khi gặp phải tình trạng này, hãy cùng KIM NGÂN tìm hiểu thông qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa
Để cải thiện hiệu quả tình trạng da mặt bị ngứa, việc quan trọng nhất là phải tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Các nguyên nhân phổ biến gây ngứa da là:
Dị ứng tiếp xúc
Ngoài triệu chứng ngứa da mặt, còn có các triệu chứng khác như nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, phát ban thì khả năng cao là bạn đã bị phản ứng dị ứng. Điều này xảy ra khi có hệ miễn dịch của cơ thể có phải ứng với các vật lạ khi tiếp xúc với chúng.
Một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa là do không may ăn phải một số thực phẩm dễ gây dị ứng chẳng hạn như hải sản, đậu phộng, các loại quả hạch,… Bạn nên cẩn thận khi ăn các loại thực phẩm này nhé.
Ngoài ra việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như xà phòng và các chất tẩy rửa cũng có thể khiến da của bạn xuất hiện tình trạng ngứa. Không chỉ thế, ngứa da mặt còn là triệu chứng của các vấn đề về da như vảy nến, viêm da quanh miệng, chứng đỏ mặt,…
Vấn đề về bệnh lý
Nếu da mặt của bạn bị ngứa nhưng đi kèm với các triệu chứng như mắt vàng nhạt, khó thở, cơ thể mất nước thì bạn nên tới bệnh viện để thăm khám. Bởi đây có thể là các triệu chứng để nhận biết các vấn đề về gan như bệnh Hodgkin hoặc vàng da.
Ngoài ra, nều ngứa da mặt. không nổi mẩn và không có các triệu chứng cụ thể khác có thể là do cơ thể của bạn đang thiếu sắt, khô da, bị dị ứng nhẹ. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cho thấy làn da của bạn nhạy cảm với nước sinh hoạt.
Ngoài ra, da mặt bị ngứa cũng là biểu hiện thường gặp ở những người bị bệnh thận. Ngoài ra, những hoạt động chứng năng gan của những người mắc bệnh gan sẽ không đảm bảo được việc đào thải các chất độc hại vì thế khiến da bị ngứa ngáy, khó chịu.
Dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng mỹ phẩm cũng là một nguyên nhân gây da mặt bị ngứa phổ biến. Dị ứng mỹ phẩm, ứng mồ hôi, lỗ chân lông bị bít lắng, nội tiết tố thay đổi có thể là nguyên nhân ngứa da mặt.
Vì thế, khi thấy tình trạng này, bạn nên xem lại những sản phẩm dưỡng da mà mình đã sử dụng có thành phần gây kích ứng da hay không. Nếu có hãy ngừng sử dụng và lựa chọn một sản phẩm phù hợp hơn.
Do thai kỳ
Khi mang thai, người phụ nữ có những thay đổi lớn về nội tiết, đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho da mặt của họ trở nên nổi nhiều mụn, ngứa,….
2. Cách xử lý khi da mặt bị ngứa
Da mặt bị ngứa không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn có thể nổi mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn có thể xử lý tình trạng này bằng các cách dưới đây:
- Làm mát: nhiệt độ thấp có thể làm dịu da, giảm ngứa. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng một chiếc khăn lạnh chườm lên vùng da bị ngứa trong vài phút. Ngoài ra, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay, nóng cũng khiến da mặt bạn trở nên dịu mát hơn.
- Loại bỏ tác nhân gây ngứa: việc loại bỏ các tác nhân gây ngứa khỏi bề mặt da thông qua việc rửa mặt, tắm có thể giúp ngăn ngừa sự kích ứng, giúp làn da thông thoáng, dễ chịu hơn.
- Thư giãn tâm trạng: làm những điều mình thích như nghe nhạc, đọc sách, đi dạo là cách thư giãn đơn giản mà bạn có thể thử để cải thiện tình trạng ngứa da do căng thẳng.
- Sử dụng thuốc chống dị ứng: để ngăn ngừa tình trạng ngứa da bạn có thể lựa chọn kem kháng histamin không kê đơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo không bôi quanh vùng da quanh mắt. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu có biểu hiện bất thường thì bạn nên ngưng sử dụng và gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đây là những cách điều trị tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Ngoài ra, để việc điều trị đạt hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ và những phương pháp trên và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Da mặt bị ngứa tưởng chừng là một biểu hiện bình thường, vô hại nhưng cũng có lúc là biểu hiện của các vấn đề về bệnh lý. Vì thế, khi thấy tình trạng này, bạn cần thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân bệnh lý để tiến hành điều trị nếu có.
- Thăm khám lâm sàng: phương pháp này chủ yếu dựa vào các biểu hiện ban đầu để chẩn đoán.
- Soi da: phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra tình trạng da thông qua từng lớp da ở cấp tế bào.
- Xét nghiệm máu: thực hiện khi da mặt bị ngứa do thiếu dinh dưỡng hoặc do các vấn đề về bệnh lý.
Da mặt bị ngứa do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có nguyên nhân bệnh lý. Vì thế, khi thấy biểu hiện này kèm theo các triệu chứng bất thường khác bạn không được chủ quan, tốt nhất nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.