Nặn mụn đầu đen đúng cách là như thế nào để có thể loại bỏ mụn dễ dàng mà da không bị lỗ rỗ mất thẩm mỹ. Mặc dù, việc nặn mụn không được khuyến khích nhưng trong một vài trường hợp bạn có thể thực hiện phương pháp này đó là khi nhân mụn đã già. Vậy nặn mụn đầu đen sao cho hiệu quả mà không để lại sẹo thâm, hãy cùng KIM NGAN Beauty Care tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen trông giống như những chấm đen đã hình thành trên da của bạn. Mụn đầu đen được gọi là comedones mở. Dạng mụn này thường được tìm thấy trên lưng, vai và mặt của bạn.
Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn bị tích tụ trong lỗ chân lông, gây tắc nghẽn. Nó thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, đen và cứng. Càng để lâu thì mụn đầu đen càng khiến lỗ chân lông to ra, khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ. Nếu bạn chắc chắn rằng vấn đề mà làn da mình đang gặp phải là mụn đầu đen, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách nặn mụn. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn không bị thâm và an toàn, không để lại sẹo thâm sau khi mụn lành.
Mụn đầu đen có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không trừ một ai. Tuy nhiên, phụ nữ thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Đặc biệt, các bạn học sinh đang trong độ tuổi dậy thì là đối tượng nổi mụn đầu đen nhiều nhất, gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống.
Mụn đầu đen không gây đau nhức hoặc sưng đỏ, viêm tấy. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây viêm nhiễm, biến chứng thành mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm,… Bên cạnh đó, việc nặn mụn không đúng cách có thể khiến lỗ chân lông giãn nở, da mặt sần sùi, mất thẩm mỹ.
Có nên nặn mụn đầu đen không?
Thông thường, các chuyên gia KHÔNG KHUYẾN KHÍCH việc nặn mụn, bởi cách làm này không được thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mụn trầm trọng hơn. Khi nặn mụn không đúng cách, những vi khuẩn ở tay hay dụng cụ nặn mụn sẽ lây lan sang da, thâm nhập vào trong lỗ chân lông và các nốt mụn sưng viêm, dẫn đến mụn mủ. Hơn nữa, việc nặn mụn thường xuyên còn làm tăng nguy cơ viêm da, để lại sẹo thâm, da sần sùi.
Tuy nhiên, không phải bạn không được nặn mụn đầu đen. Trong một số trường hợp, khi nhân mụn đã cứng, trồi lên bề mặt da và bạn biết nặn mụn đúng cách thì có thể thực hiện được. Bạn cần lưu ý rằng, chỉ nên thực hiện cách làm này vào một thời điểm nhất định, thông thường là 1 tháng/lần, chứ không nên nặn mụn liên tục.
Cách nặn mụn tại nhà không gây sẹo thâm
Để quá trình nặn mụn đầu đen không để lại sẹo thâm và các ảnh hưởng xấu khác cho da, bạn nên thực hiện đúng theo quy trình sau:
Bước 1: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Bước này rất quan trọng, bạn cần phải vệ sinh tay và dụng cụ nặn chuyên dụng bằng xà phòng hoặc oxy già. Đây là một trong những cách ngăn chặn mụn xuất hiện lại một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Bước 2: Rửa mặt thật sạch
Rửa mặt thật sạch là bước quan trọng trước khi nặn mụn đầu đen vì nếu để bụi bặm, cặn bẩn còn sót lại trên da sẽ gây ra nhiễm trùng trong quá trình nặn. Bên cạnh đó, việc rửa mặt sạch cũng giúp bề mặt da thông thoáng, khi nặn mụn sẽ trồi lên dễ dàng hơn. Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và có tính dưỡng ẩm để không làm khô da, gây khó khăn khi nặn mụn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các dụng cụ rửa mặt như máy rửa mặt, bọt biển để da được làm sạch hiệu quả.
Bước 3: Xông hơi da mặt
Đây là bước cực kỳ quan trọng, giúp cho các lỗ chân lông nở to ra, từ đó bạn dễ dàng lấy được nhân mụn đầu đen ra ngoài.
Cách xông hơi da mặt: Bạn có thể nấu một ít nước sôi, đổ ra chén rồi đưa mặt lại gần cho hơi nóng bốc lên mặt khoảng 10 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm. Lúc này, bạn quan sát sẽ thấy các lỗ trên lông trên mặt nở to ra. Bên cạnh đó, bạn có thể làm giãn nở lỗ chân lông bằng cách đắp khăn ấm lên mặt, cách làm như sau: Lấy khăn mặt nhúng vào nước nóng và đắp lên mặt khoảng vài phút cũng giúp các lỗ chân lông nở to hơn.
Bước 4: Thực hiện nặn mụn đầu đen
Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn tiến hãy tiến hành nặn mụn đầu đen. Bạn đặt cây nặn mụn lên những đốm mụn đã già, ấn một lực đủ mạnh để nhân mụn bị đẩy ra bên ngoài theo đường lỗ chân lông.
Đối với mụn đầu đen ở mũi, bạn hãy đặt cây nặn mụn theo chiều từ trên xuống, hơi chếch vào. Còn mụn ở 2 bên cánh mũi, bạn nên đặt theo hướng đầu nhọn đi xuống dưới. Vị trí đặt cây nặn mụn ảnh hưởng rất nhiều đến việc có đưa mụn ra ngoài thuận lợi hay không, hơn nữa còn giúp làm giảm những tổn thương cho da và sẽ không gây đau.
Bước 5: Dưỡng da sau khi nặn mụn đầu đen
Sau khi nặn mụn đầu đen, bạn không nên rửa mặt luôn, mà hãy chờ khoảng 10 phút cho da hồi phục lại rồi mới rửa mặt, nếu sưng đỏ to thì bạn có thể dùng một cục đá lạnh lăn qua lăn lại để giảm đau và giảm sưng. Mặt khác, sau khi nặn mụn, bạn có thể chăm sóc da bằng các loại mặt nạ dưỡng ẩm, mặt nạ vitamin E hay mặt nạ thiên nhiên để có thể ngăn chặn mụn xuất hiện một cách hiệu quả.
Các lưu ý khi nặn mụn đầu đen tại nhà
- Chỉ nặn mụn khi mụn đã già, nhân mụn đã cứng và có đầu đen.
- Nhớ là không nặn mụn đầu đen bằng tay, chị em cần phải sử dụng các dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp, ít nhất là cây nặn mụn và phải được tiệt trùng cẩn thận.
- Nên nặn vào một thời điểm nhất định, một tháng nên nặn một lần chứ không nên nặn mụn thường xuyên liên tục.
- Nặn vào thời điểm buổi tối để làn da được phục hồi dễ hơn.
Nếu bạn nặn mụn không đúng cách sẽ để lại sẹo thâm, viêm nhiễm da hoặc sưng tấy, rất mất thẩm mỹ. Vì vậy hãy làm đúng các bước nhé! Bên trên là toàn bộ quá trình nặn mụn đầu đen đúng cách, rất đơn giản lại không đau, hiệu quả và an toàn cho da. Chúc bạn thành công nhé!