Gót chân bị nứt ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp ngoại hình nên làm giảm sút đi sự tự tin. Mặt khác, hiện tượng này còn gây đau rát, nhất là khi di chuyển, khiến nhiều người gặp phải không ít rắc rối. Vậy bị nứt gót chân phải làm gì để lấy lại được gót hồng mịn màng, khỏe khoắn?
1. Nứt gót chân là như thế nào?
Nứt gót chân thường xảy ra ở người có làn da khô, với các biểu hiện:
- Da ở phần gót chân dày hơn nhiều so với bình thường và dễ cảm nhận thấy điều này qua việc sờ bằng tay.
- Gót chân có nhiều đường nứt nẻ kẻ dọc.
- Da gót chân đỏ, ngứa, bong tróc, nặng hơn có thể bị loét.
- Nứt nghiêm trọng có thể gây đau rát, chảy máu.
2. Nguyên nhân bị nứt gót chân?
Tình trạng nứt gót chân chủ yếu xuất hiện do:
- Đứng trong thời gian dài: thường xuyên phải đứng quá lâu làm tăng áp lực lên đôi chân, khiến cho da chân bị căng thẳng.
- Dư thừa cân nặng, béo phì: đôi chân là nơi nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên những người bị dư thừa cân nặng, béo phì sẽ tăng trọng lượng quá mức từ đó tăng áp lực cho bàn chân, nhất là lớp mỡ bên dưới gót chân.
- Bị thiếu vitamin: da chân bị thiếu khoáng chất và các loại vitamin dễ trở nên khô và bong tróc.
- Đi giày không phù hợp: hay đi dép xỏ ngón, giày cao gót không phù hợp với kích cỡ của chân sẽ khiến cho lớp mỡ gót chân giãn nở rộng hơn để cân bằng trọng lượng cơ thể, vô tình làm tăng nguy cơ bị nứt gót.
- Tắm sai cách: thường xuyên tắm nước nóng, tắm quá nhiều lần và tắm lâu trong ngày làm mất lớp dầu tự nhiên ở da chân nên da bị sần, khô, dễ nứt.
- Tuổi mãn kinh: rối loạn nội tiết gây dày sừng quang hóa nên nứt gót chân.
- Mắc một số bệnh lý: chàm, nấm chân, đái tháo đường,…
3. Khi bị nứt gót chân phải làm gì?
Bôi kem dưỡng ẩm
Nếu bạn chưa biết nứt gót phải làm gì thì tuyệt nhiên không thể bỏ qua thao tác thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày cho vùng da ở gót chân. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo để cải thiện vùng da gót chân bị nứt là:
- Vaseline: có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da.
- Acid salicylic: vừa làm bong trong vùng da chết để làm giảm dày sừng gót chân vừa sát khuẩn nhẹ và làm mềm da.
- Axit alpha-hydroxy: có tác dụng dưỡng ẩm, tiêu sừng, loại bỏ tế bào chết, giúp vùng da gót chân trở nên mềm và hồng hơn.
Hiện thị trường có nhiều loại kem dưỡng ẩm nhưng khi chọn lựa bạn nên chú ý:
- Nếu dùng kem dưỡng ẩm bị kích ứng ở mức độ nghiêm trọng thì nên dừng lại.
- Sau khi bôi kem dưỡng ẩm 2 tuần nhưng không hiệu quả hoặc thấy tình trạng nứt nẻ nghiêm trọng hơn thì không nên tự tìm hiểu nứt gót chân phải làm gì nữa mà hãy đến bác sĩ da liễu để tìm được phương pháp xử lý triệt để.
- Nên bôi kem dưỡng vào buổi sáng để làm tăng đàn hồi cho da.
- – Duy trì bôi kem dưỡng ẩm cho gót chân mỗi ngày 2 – 3 lần.
Có kế hoạch tẩy da chết thường xuyên
Da gót chân thường khô hơn so với các vùng khác của cơ thể nên việc tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp cho tình trạng nứt gót chân cải thiện hơn. Cách tẩy da chết cho gót chân rất đơn giản: ngâm chân 20 phút trong nước ấm sau đó lấy dụng cụ chà gót loại bỏ lớp da dày sừng, chờ cho chân khô rồi bôi kem dưỡng ẩm là xong.
Dùng băng dán lỏng
Tìm hiểu về vấn đề khi bị nứt gót phải làm gì bạn sẽ thấy rằng băng dán cá nhân dạng lỏng được rất nhiều người lựa chọn. Việc dùng loại băng này che vết nứt sẽ làm kín tổn thương, nhờ đó mà ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi khuẩn nên tránh bị nứt sâu hơn và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Tùy vào mức độ nứt gót chân mà việc dùng băng dán lỏng có thể mang lại hiệu quả sau khoảng 5 – 7 ngày dùng. Cần lưu ý rằng, đây là loại băng dán có thể gây độc hại cho da nếu không được sản xuất bằng nguyên liệu được kiểm định chất lượng. Vì thế, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn đúng loại băng dán an toàn.
Dùng nguyên liệu tự nhiên
– Quả chanh
Acid trong quả chanh tươi có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch bụi bẩn, giúp chống nứt nẻ và làm mềm da hiệu quả. Khi bị nứt gót chân bạn có thể vắt 1/2 nước của một quả chanh vào trong chậu nước ấm để ngâm chân kết hợp chà gót chân nhẹ nhàng bằng đá mài để loại bỏ tế bào da chết. Duy trì như vậy mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ cải thiện được tình trạng nứt gót.
– Mật ong
Ai cũng biết rằng mật ong là dược liệu không chỉ dưỡng ẩm tốt mà còn kháng khuẩn cực hiệu quả. Vì thế, đáp án cho băn khoăn nứt gót phải làm gì không nên bỏ qua dược liệu tự nhiên tuyệt vời này.
Để trị nứt gót tại nhà bạn chỉ cần hòa mật ong trong nước ấm rồi ngâm và nhẹ nhàng massage gót chân khoảng 20 phút sau đó rửa sạch là được. Hoặc bạn cũng có thể đem mật ong trộn cùng bột gạo và giấm táo để thu được hỗn hợp sền sệt và thoa lên gót chân kết hợp massage 5 – 10 phút rồi dùng nước ấm rửa lại. Những mẹo trị nứt gót chân bằng mật ong này cũng nên thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần để sớm lấy lại được gót sen hồng hào.
– Lô hội
Lá lô hội có khả năng kháng viêm, sát khuẩn và làm dịu da nên rất tốt với người bị nứt gót. Chỉ cần lấy gel lá lô hội thoa lên vết nứt chân rồi ngâm chân trong nước ấm có chút muối khoảng 10 phút là da sẽ được tái tạo và nuôi dưỡng hiệu quả.
– Dầu dừa
Bản thân dầu dừa rất tốt trong việc dưỡng ẩm, làm mềm và dịu vết nứt da. Vì thế, khi bị nứt gót chân bạn nên dùng dầu dừa nguyên chất pha cùng chút muối và nước ấm để ngâm chân. Cách làm này vừa loại bỏ được tế bào da chết, vừa tái tạo và phục hồi da bị tổn thương nên tình trạng nứt gót chân sẽ được cải thiện trông thấy.
Nói chung, có rất nhiều cách trị nứt gót chân bằng nguyên liệu tự nhiên nhưng nó chỉ phù hợp với những người bị tổn thương dạng nhẹ. Nếu các triệu chứng nứt gót trở nên nghiêm trọng, cản trở đến sinh hoạt của bạn thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết được nứt gót phải làm gì cho các triệu chứng khó chịu đó nhanh chóng chấm dứt.
(st)